ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN

1. Địa hình

- Kỳ Khang là xã vừa có đồng bằng vừa có Biển và có núi, địa hình dạng lòng chảo, nghiêng từ 2 hướng Tây Bắc, Đông Nam sang Tây và từ Tây sang Đông. Điểm có vị trí cao nhất 444m so với mặt nước biển là đỉnh núi Bàn Độ nằm ở phía Đông và dãy núi phía Tây, điểm thấp nhất là vùng giáp sông Nhà Lê xóm Phú Thượng 0,8m (giáp Kỳ Thọ). Với ưu thế địa hình, vị trí địa lý nên có điều kiện phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp đa dạng và bền vững. Đây cũng là vùng trọng điểm lúa của huyện.

2. Đất đai, thổ nhưỡng

Theo tài liệu điều tra về nông hóa thổ nhưỡng của tỉnh Hà Tĩnh và các cuộc điều tra bổ sung của huyện Kỳ Anh thì đất đai của xã có thể chia ra các loại sau:

- Đất dốc tụ ven đồi núi, bạc màu tập trung chủ yếu ở phía Tây, phía Đông của xã, đào sâu 30cm chưa có tầng cứng rắn.

- Đất cồn cát bãi cát ven sông và trong đồng nằm rải rác ( Đất mặn trung bình do nước mạch mặn)

- Đất phù sa được bồi chua, đất phù sa củ có sản phẩm Feralit tập trung chủ yếu ở 3 phía Đông, Bắc, Nam của xã, đào sâu đến 40cm đã có tầng đất cứng rắn.

- Đất Feralit vàng đỏ phát triển trên đá phiến thạch, sét và biến chất nằm chủ yếu ở phía Tây, Đông của xã.

3. Khí hậu, thuỷ văn

3.1. Khí hậu

- Mùa mưa: Khu vực quy hoạch thuộc Vùng khí hậu Miền Bắc (từ 16 độ vĩ bắc, ngang với đèo Hải Vân, trở ra phía bắc): Có mùa đông lạnh. Vùng đồng bằng tháng lạnh có nhiệt độ trung bình 15 – 200C.

          - Mùa nắng: Thuộc vùng có thời gian nắng dài, số giờ nắng trung bình trong một năm < 2000 giờ.

          - Nhiệt độ không khí: Nhiệt độ trung bình hàng năm dưới 240C.

          - Bức xạ mặt trời: Thuộc vùng có lượng bức xạ dồi dào. Tổng xạ trung bình hàng năm < 586 KJ/cm2.

          - Độ ẩm không khí: Độ ẩm tương đối của không khí quanh năm cao: 77 - 87%. Tại một số nơi, trong khoảng thời gian nhất định có thể có sự thay đổi lớn về độ ẩm không khí, dẫn tới các thời kỳ và thời tiết đặc biệt.

- Các mùa thời tiết:

+ Thời kỳ gió mùa mùa đông (gió mùa Đông Bắc) thường có mưa phùn ẩm ướt, độ ẩm tương đối của không khí cao, có lúc bão hòa.

+ Thời kỳ nồm ẩm: Vào khoảng thời gian cuối mùa đông, đầu mùa xuân (tháng 2 ¸ 4) thường có thời tiết nồm ẩm: Không khí có nhiệt độ 20 - 250C và độ ẩm tương đối rất lớn, trên 95%, có lúc bão hòa.

+ Thời tiết khô nóng: Về mùa hè có gió khô nóng thổi theo hướng Tây, Tây Bắc, Tây Nam với thời gian hoạt động 10 – 30 ngày trong năm. Thời tiết trở nên khô nóng, nhiệt độ trên 350C và độ ẩm tương đối dưới 55%.

- Mưa: Lượng mưa và thời gian mưa hàng năm tương đối lớn, trung bình 1.100 - 4.800 mm và 67 – 223 ngày. Mưa phân bố không đều và tập trung vào các tháng mưa. Nhiều trận mưa có cường độ lớn, nhiều đợt mưa liên tục, kéo dài, gây lũ lụt.

- Khí hậu xây dựng: Nhiệt độ cao nhất có thể đạt tới 390C đến 420C do ảnh hưởng trực tiếp của thời tiết khô nóng. Trong vùng này chống nóng là quan trọng nhưng cũng cần che chắn gió lạnh về mùa đông. Mưa nhiều, cường độ mưa khá lớn. Mùa ẩm, mùa khô không đồng nhất.

- Bão: Có ảnh hưởng trực tiếp tới toàn vùng, mạnh nhất là ở phần ven biển.

3.2. Thuỷ văn

Xã có hệ thống sông nhà Lê cắt ngang vùng giữa có chiều dài chạy qua xã là 5km, tốc độ dòng chảy không lớn, đây cũng chính là con sông lớn phục vụ cho việc nôi trồng thủy sản, thoát lũ vào mùa mưa của xã và các xã nằm ven sông này, xã có nguồn nước sông Rác phục vụ sản xuất, ngoài ra xã còn có 1 số khe suối, hồ đập nhỏ nằm rãi rác như đập Khe Cà, đập Khe Cầu…tuy nhiên trử lượng nước thấp chỉ đáp ứng tưới cho một số diện tích đất canh tác nằm ở phía Tây nam của xã.

Xã có nguồn nước mặt ít về số lượng, nguồn nước sinh hoạt chủ yếu dung từ giếng khơi, đây là mặt hạn chế về nước sinh hoạt, nước phục vụ sản xuất nông nghiệp lấy từ hồ Sông Rác qua hệ thống kênh N2, N2-3 và hệ thống kênh mương nội đồng của xã.

Nguồn nước ngầm của xã Kỳ Khang khá phong phú về số lượng nhưng chất lượng nước bị nhiểm phèn, nhiểm mặn, mực nước ngầm thay đổi phụ thuộc vào địa hình và lượng mưa trong năm.

4. Nhận xét chung.

          Xã Kỳ Khang là xã bán sơn địa vừa có đồng bằng, đồi núi và biển, có tổng diện tích tự nhiên 2.624,03ha, quỹ đất chưa sử dụng còn nhiều, đây cũng là tiềm năng và thế mạnh của xã để phát triển kinh tế Nông – lâm – ngư kết hợp. Xã có vị trí địa lý thuận lợi trong phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội có các tuyến đường giao thông chính đi qua.

          Với tổng bức xạ và nhiệt độ cao các nguồn tài nguyên đất, nước, biển, sinh vật phong phú có khả năng phát triển bền vững một nền nông nghiệp đa dạng, năng suất cao.

          Bên cạnh đó có những hạn chế của xã là điều kiện tự nhiên không thuận lợi, khí hậu khắc nhiệt thường có bão lớn vào mùa mưa và có gió Tây Nam khô nóng vào mùa khô nóng, các yếu tố về nông hóa thổ nhưỡng không thuận lợi, chủ yếu là đất cát, cát pha, Feralit xói mòn, trình độ thâm canh áp dụng vào khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn nhiều bất cập bên cạnh đó sản xuất chủ yếu đang độc canh cây lúa.

 Người đang truy cập: 275
 Tổng số truy cập: 2424311